Chia sẻ về tổng thể các hoạt động của các doanh nghiệp đối với nhà trường, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết có 35% liên quan đến đăng ký tuyển dụng, 30% là tổ chức các hội thảo về việc làm, nhưng phần liên quan đến tổ chức đưa sinh viên đến tham quan, thực tập thì không nhiều, chỉ chiếm 20%; 10% còn lại là các hoạt động về trao học bổng.
Còn khảo sát của Phòng Công tác sinh viên nhà trường cho thấy các doanh nghiệp phản hồi nhiều về việc sinh viên còn thiếu những kỹ năng về ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm,…
PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng. |
Ông Đinh Văn Hải, Trưởng phòng Công tác sinh viên nhà trường cho rằng trong bối cảnh cạnh tranh về nguồn nhân lực, để việc đào tạo gần hơn với nhu cầu, các doanh nghiệp cũng cần tham gia sâu vào quá trình đào tạo cùng nhà trường.
“Hiện nay, doanh nghiệp cần nguồn nhân lực nhưng ở góc độ là khi sinh viên ra trường thì mới đến tuyển. Các doanh nghiệp cứ nói rằng “phải đào tạo lại” nhưng bản chất không phải vậy mà chỉ là đào tạo thích nghi thôi. Bởi mỗi doanh nghiệp một công nghệ, phương pháp riêng. Thay vì đào tạo thích nghi sau khi sinh viên tốt nghiệp thì doanh nghiệp có thể nhận thực tập, cùng với trường ĐH đào tạo để các em ra trường có thể làm được việc ngay”, ông Hải nói.
TS Võ Sỹ Nam (thành viên Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn thuộc Tập đoàn Vingroup) chia sẻ khó khăn khi cần tuyển người cho một số dự án nghiên cứu với trình độ tiến sĩ trở lên. “Thậm chí không thể tìm được. Nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam, nhất là những ngành khá mới như công nghệ sinh học,… có vẻ chưa được chú trọng lắm. Có vẻ sinh viên cũng như xu hướng xã hội hơi tập trung quá nhiều vào AI mà bỏ qua hoặc chưa nhìn thấy tiềm năng của các lĩnh vực về công nghệ sinh học,…”
Ông Nam cho biết, dù rất có nhu cầu nhân lực chất lượng cao để làm các vị trí “đầu tàu” trong những dự án mang tính sáng tạo cao nhưng việc tìm rất khó.
TS Võ Sỹ Nam. Ảnh: Thanh Hùng |
Theo ông Nam, tiềm lực và tố chất của sinh viên Việt Nam giỏi nhưng cần phải tìm cách để giúp họ trở thành những người dẫn đầu, thực sự giỏi để đón đầu và lãnh đạo được những nghiên cứu tiên phong.
Phó trưởng ban quản lý chất lượng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho hay một trong những khó khăn của các kỹ sư khi tuyển dụng vào là vấn đề về Tiếng Anh. “Đầu vào cơ bản của nhà máy chúng tôi là IELTS đạt 6.0. Do đó, trường cần tăng thời lượng học Tiếng Anh hoặc có chương trình rèn kỹ năng giao tiếp để nâng cao kỹ năng giúp sinh viên khi ra trường có thêm cơ hội”, vị này nói.
Đại diện phía Nhà máy lọc dầu Dung Quất. |
PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng viện Công nghệ thông tin và Truyền thông (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng câu chuyện cần nhìn từ cả 2 phía.
Ông Tùng đặt vấn đề rằng liệu các doanh nghiệp của Việt Nam đã sẵn sàng "làm việc khó" hay vẫn chỉ mong muốn hướng tới những công việc gia công nhanh kiếm tiền mà không đầu tư để có được công nghệ lõi. “Nếu chúng tôi có đào tạo sinh viên tốt quá, chắc doanh nghiệp cũng không cần. Các anh bảo đào tạo tốt như thế, tốn kém như thế thì ra các anh cũng không trả lương được cao”.
Trong bối cảnh cạnh tranh nguồn nhân lực đến từ cả các doanh nghiệp nước ngoài, ông Tùng cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam lại tương đối thụ động. “Và đôi khi không tuyển được lại quay ra giận dỗi trường đại học", ông Tùng cho rằng điều này cần thay đổi, bởi trong bối cảnh cạnh tranh thì sinh viên ra trường hướng đến các công việc có thu nhập cao hơn ở các doanh nghiệp nước ngoài cũng là dễ hiểu.
![]() |
PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng viện Công nghệ thông tin và Truyền thông (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội). Ảnh: Thanh Hùng |
Mặt khác, sinh viên của chúng ta thiếu rất nhiều kỹ năng để trở thành một lao động ở thị trường quốc tế.
Ông Tùng dẫn chứng mới đây có cùng với một số người bạn ở Thung lũng điện tử Silicon Valley tổ chức chương trình giới thiệu sinh viên tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội để có thể làm việc tại đó. “Sau khi lọc ra 40 em xuất sắc nhất trong chương trình đào tạo để phỏng vấn thì chỉ được 3 em đạt yêu cầu. Bởi có bạn thuật toán tốt nhưng tiếng Anh kém, còn bạn tiếng Anh và thuật toán tốt thì lại kém kỹ năng mềm khi chả biết viết một cái thư, CV ra làm sao. Mà thực ra những kỹ năng thiếu đó không phải do tư duy các em kém, mà một phần bởi chúng ta chưa cung cấp đủ cho các em những kỹ năng đó.
Tôi hỏi, thì người bạn kể rằng khi học ở Mỹ, họ có rất nhiều khóa về khả năng lãnh đạo, kỹ năng mềm như viết CV, email, thậm chí là cách ăn uống, đi lại,… Những điều đó thực ra rất đơn giản nhưng chúng ta lại chưa chú trọng".
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội |
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng muốn đào tạo tất cả những năng lực tư duy, kỹ năng làm việc cho sinh viên càng cần sự vào cuộc, chung tay của các doanh nghiệp.
“Đúng là nếu một doanh nghiệp đứng ra làm có khi thiệt thòi thật, bởi bỏ tiền ra cũng phải tính đến lợi ích. Nhưng nếu nhiều doanh nghiệp cùng tham gia thì cuộc chơi sẽ khác hẳn, chất lượng sinh viên tốt hơn mà tất cả các doanh nghiệp sẽ cùng có lợi”, ông Sơn nói.
Thanh Hùng
-Tuyển dụng dựa trên năng lực và thế mạnh của ứng viên, việc phân loại bằng cấp không phải là tiêu chí hay điều kiện.
" alt=""/>Doanh nghiệp thụ động nhưng không tuyển được người lại quay ra giận dỗi trường ĐHỞ trận đấu này, hàng công Nhật Bản đã gây sức ép khá lớn lên khung thành của Văn Lâm. Trong 90 phút, các cầu thủ áo xanh đã tung ra 11 cú dứt điểm, trong đó có 6 cú dứt điểm trúng đích. Kết quả, Văn Lâm đã có 5 pha cứu thua đẳng cấp.
Ngay cả pha bắt phạt đền sau khi trọng tài tham khảo công nghệ VAR ở phút 54, thủ thành Việt kiều này cũng suýt chút nữa cản phá được cú đá của Ritsu Doan.
Nhờ màn trình diễn ấn tượng của thủ thành vừa đầu quân cho Muangthong United, ĐT Việt Nam vẫn giữ hy vọng gỡ hòa cho tới phút thi đấu cuối cùng.
![]() |
Thủ thành Đặng Văn Lâm có nhiều pha cứu thua trước Nhật Bản. Ảnh: AFC |
Nhìn chung, đây là giải đấu xuất sắc của Văn Lâm. Sau 5 trận đấu, thủ thành Việt Nam đã có 20 pha cứu thua. Chưa kể, ở vòng 1/8, người gác đền 25 tuổi này còn có 1 pha cứu thua trên loạt đấu súng cân não giúp ĐT Việt Nam đoạt vé vào tứ kết.
Dù không thể tạo bất ngờ nhưng thầy trò HLV Park Hang Seo có quyền tự hào và ngẩng cao đầu về nước với màn trình diễn trước Nhật Bản. Và cả những gì đã làm được tại VCK Asian Cup 2019 trên đất UAE.
Một số pha cản phá xuất sắc của Văn Lâm trước Nhật Bản:
Video Văn Lâm suýt chút nữa cản phá được penalty:
Xem highlight Việt Nam 0-1 Nhật Bản:
Nghĩa Hưng
" alt=""/>Những pha cứu thua xuất thần của Đặng Văn Lâm trước Nhật BảnMBA Talent cho các tài năng Cao học
![]() |
Những ứng viên giành học bổng MBA Talent 2019 tại lễ trao học bổng trung tuần tháng 8/2019 - Ảnh: Viết Dũng |
Hằng năm, MBA Talent thu hút hàng ngàn thí sinh, là nhân lực chất lượng cao ở các công ty đa quốc gia tại Việt Nam tranh tài. Tiếp nối thành công 4 năm qua, MBA Talent 2019 có giá trị học bổng toàn phần lên đến 14.400 USD, là cơ hội cho người trẻ tài năng có thể nâng cao kiến thức và trải nghiệm trong môi trường quốc tế của ĐH Western Sydney.
3 vòng thi của MBAtelent là 3 chướng ngại cam go với các ứng viên, không chỉ là việc kiểm chứng kiến thức, khả năng xử lý vấn đề, kinh nghiệm từ thực tiễn sống, mà còn là năng lực Anh ngữ.
Những nhà tổ chức đã tìm ra 30 ứng viên tài năng đến từ các công ty đa quốc gia cùng với 3 thí sinh tự do khác giành được học bổng của chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), ĐH Western Sydney.
“Cho đến giờ, tôi vẫn thấy mình rất may mắn khi quyết định sang Việt Nam và trúng tuyển vào chương trình MBA Talent 2018. Đó là một khoảng thời gian tuyệt vời với tôi, không chỉ được làm, được học mà còn mở rộng tối đa mối quan hệ. Tôi còn nhớ rất rõ các chuyến đi Vũng Tàu, Đà Lạt của tôi và nhóm bạn tài năng của mình. Bạn chắc chắn sẽ học được rất nhiều từ những người bạn cùng tham gia MBA Talent” - ThS Yeoh Li-sheng (Úc) - chuyên viên dự án tại CapitaLand Việt Nam, theo học MBA Talent 2018 - chia sẻ.
BBUS Talent: Tìm hạt giống tốt ở ASEAN
Năm 2019, thông qua Viện ISB, ĐH Western Sydney lần đầu tổ chức tuyển chọn sinh viên vào học chương trình BBUS Talent (cử nhân kinh doanh tài năng) nhằm tìm kiếm và trao học bổng cho các bạn trẻ tài năng có mong muốn được trải nghiệm nền giáo dục đẳng cấp quốc tế.
BBUS Talent 2019 đã tiếp cận đến 741 trường phổ thông tại 20 tỉnh thành, trong đó có 804 (trong tổng số 175.000 học sinh lớp 12) thỏa điều kiện tham gia cuộc thi năng lực.
Đặc biệt, có hai ứng viên Myanmar cũng đã giành được học bổng BBUS Talent 2019 và sẽ tham gia học tập tại Viện ISB. Đây là khởi điểm cho việc mở rộng cánh cửa tìm kiếm nhân tài trong vùng Đông Nam Á chứ không chỉ dừng lại ở Việt Nam của ĐH Western Sydney.
![]() |
Lãnh đạo trường ĐH Western Sydney cùng hai ứng viên BBUS Talent người Myanmar tại lễ trao học bổng - Ảnh Trí Toàn |
“Thật vinh hạnh cho chúng tôi khi có thể giảng dạy các bạn - những tân học viên có trình độ quốc tế. Ngược lại, các bạn cũng sẽ có cơ hội học tập những kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong một chương trình giảng dạy hàng đầu thế giới của Trường ĐH Western Sydney.” - GS Barney Glover, Hiệu trưởng ĐH Western Sydney chia sẻ.
PGS.TS Trần Hà Minh Quân - Viện trưởng Viện ISB cho biết, các ứng viên được nhận học bổng là những người tài năng cả về kĩ năng lẫn trình độ tiếng Anh. Họ là những người thể hiện được năng lực vượt trội và hứa hẹn sẽ có thể trở thành nguồn nhân lực trình độ quốc tế trong tương lai khi được đào tạo theo chương trình của ĐH Western Sydney.
“Cần biết rằng, chương trình trong nhà trường không thể dạy hết tất cả các kiến thức cần thiết, do đó cần chú trọng nâng cao năng lực với những kĩ năng vững chắc có thể thích nghi với mọi sự đổi thay của cuộc sống” - PGS.TS Trần Hà Minh Quân nói.
PGS Linda Taylor - phó hiệu trưởng Trường ĐH Western Sydney phát biểu tại lễ trao học bổng: “Chúng tôi trân trọng sự chăm chỉ, tài năng cùng nhiệt huyết của những ứng viên trúng tuyển, không chỉ ở Việt Nam. 2 tân sinh viên Myanmar cũng chính là minh chứng cho sức lan tỏa và khả năng phát triển của học bổng trong những năm tiếp theo”.
Từ 2010, ĐH Western Sydney (WSU) và Viện ISB đã ký kết hợp tác chia sẻ nguồn lực và chuyên môn nhằm mang lại lợi ích tối đa cho người học; tích cực hỗ trợ các hoạt động trao đổi giảng viên; hợp tác nghiên cứu và tham quan học tập giữa sinh viên hai bên. Tìm hiểu thêm tại https://isb.edu.vn/ Đặc biệt MBA Venture 2019 là chương trình hợp tác đào tạo giữa Viện ISB và WSU, khoá học Thạc sĩ 18 tháng này với cách tiếp cận sáng tạo, tập trung định hướng vào giải quyết vấn đề giúp học viên phương pháp và kỹ năng đối diện thách thức để tự tin giải quyết vấn đề… Tìm hiểu thêm tại https://isb.edu.vn/thac-si-kinh-doanh-mba-venture/ |
Thanh Tâm
" alt=""/>ĐH Western Sydney trao học bổng tiền tỉ cho tài năng trẻ ASEAN